"Ăn gạo lứt muối mè" tổng quan

Gạo lứt là gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, còn giữ nguyên mầm và 7 lớp cám. Ăn gạo lứt với muối mè muối vừng) nếu đúng phương pháp, rất ngon, lại ngừa và chữa được bệnh, ít hao công sức, đỡ tốn thuốc thang.

Riêng trong GẠO LỨT, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng đã có phần lớn những dưỡng chất và dược chất cần cho cơ thể như sau:

  • Chất bột phức tạp (complex carbonhydrate) : Tạo năng lượng trực tiếp và đều đặn, đều hòa sự chuyển hóa chất đạm và chất béo, phòng chóng bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch
  • Chất đạm : Đạm của gạo lứt dễ tiêu (có giá trị dinh dưỡng cao) và có đử acid amin cần cho sự tạo hình của cơ thể, tạo ra tế bào mới bù đắp những chỗ hao mòn và tạo các( phân tử không thể thiếu trong quá trình sinh hóa của cơ thể
  • Chất béo (dầu cám) : giữ các mạch máu được mềm mại, giảm cholesterol, chống xo cứng động mạch và huyết áp cao. Ngoài ra, trong dầu cám có acid linoleic cần cho sự phát triển và tái tạo các tế bào, chống mất nước và ngừa phóng xạ
  • Chất xơ : hỗ trợ tiêu hóa và phối hợp với các vi khu‘ẩn có lợi ở ruột sản xuất sinh tố B1 và (B12 (sinh tố B12 tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tạo máu và chữa (trị các biến loạn của thương tổn thần kinh)
  • Sinh tố B1 : chống tê phù và táo bón. Ổn định tâm thần, chống stress
  • Sinh tố B2 : làm đẹp da, ngừa các chứng viêm miệng, môi, lưỡi và khô mắt (vảy cá
  • Sinh tố B3 : ngừa bệnh Pellagra (viêm da kèm tiêu chảy, mất trí, chữa chứng tâm thần phân liệt
  • Sinh tố B6 : dồi dào trong mầm gạo, chống viêm da
  • Acid Pantotenic : tăng cường vỏ não, phòng chống loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, u bướu ác tính
  • Acid Paraaminobenzoic : thông hô hấp, tiêu đờm, chữa hen suyễn
  • Acid Folic : tham gia tạo máu, chống bệnh bạch huyết và u bướu cá tính
  • Acid Phytin : tăng cường nhu động ruột và dạ dày, loại chất độc qua đường bài tiết
  • Biotin (sinh tố H) : chống rụng tóc, viêm dạ dày
  • Sinh tố E : có tác dụng duy trì và tăng cường hoạt động sinh dục như tham gia tạo tinh trùng và bảo vệ bào thai, ngăn ngừa sự già sớm: phòng chống ung thư phổi, ung thư vú, kích thích hệ miễn nhiễm giải độc cho cơ thể
  • Tiền sinh tố A : cần cho sự phát triển xương và các tổ chức khác; giữ độ tinh của mắt; phòng chống bệnh ung thư
  • Tiền sinh tố C : giữ độ bề dai của cơ thể; cầm máu, chống viêm nhiễm, làm vết thương chống lành
  • Sinh tố K : ổn định chức năng của gan, tham gia tạo máu và chống băng huyết, rất cần cho sản phụ
  • Cholin : bổ thận, chống xơ vữa động mạch
  • Selen : ngừa ung thư
  • Phospho : bồi bổ thần kinh; liên kết với chất vôi để tạo xương, răng
  • Kali và Natri : cần cho hoạt động của tề bào và tuần hoàn máu. Tỷ lệ K/Na trong gạo lứt (gạo thiên nhiên) = 5/1 tương đương tỷ lệ K/Na trong máu và thể dịch của người khỏe mạnh hoàn toàn
  • Canxi : cần cho xương và răng
  • Chất sắt : cần cho sự tạo máu
  • Mangie : đẩy mạch sự phát triển của cơ thể
  • Gamma Olizanon :điều khiển các hoạt động chức năng của thần kinh trung ương
  • Glutathion : phòng nhiễm bụi phóng xạ
  • Chất men : đem lại hoạt tính cho tế bào

Theo y học cổ truyền phương Đông, huyền mễ (gạo lứt) điều hòa năm tạng, thông phế khí, bổ tỳ vị, cứng gân xương, tốt thân thể, chữa phiền khát, cầm tả lỵ, mạnh tâm trí.

Đi đôi với gạo lứt có muối mè. MÈ được cả Đông lẫn Tây công nhận là loại thức ăn bổ dưỡng và có dược tính thượng đẳng. Đem phân tích, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch). ngoài ra cón có các sinh tố, đặc biệt là sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A, các khoáng chất như vôi, sắt, iod... chấtsesamolin chống sự toan hóa và lão hóa cơ thể, chất lecithin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân).. Theo Đông y, ăn mè bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ máu, cường thận, làm đen râu tóc và da dẻ mịn màng, ngừa được phong tà, thêm sứa chịu đựng đói khát.

Còn MUỐI (muối dinh dưỡng phải là muối biển thiên nhiên chưa tinh chế, còn các nguyên tố vi lượng quý như phospho, magie, canci, sắt, selen. iod...) là loại chất khoáng tối cần cho cơ thể, giúp duy trì sự dẻo dai, sức kháng bệnh và mọi hoạt động bình thường của các cơ quan trong người. Ngoài ra, muối còn có tác dụng giải độc và hỗ trợ tiêu hóa

Theo Đông y, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, làm máu trong lành, cường thận và vị, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.

Tóm lại, nên ăn gạo lứt muối mè vì ngoài việc giữ gìn sức khỏe, chữa trị được bệnh, đỡ tốn kém vô ích là hạnh phúc của đời người. Chúng ta còn mãn ý khi nghĩ đến câu “ăn để sống” và “sống để làm gì”. Giáo sư Ohsawa có nói : “Giữ cho thể xác được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật, chẳng phải là mục đích tối hậu của chúng ta, mà chỉ là bước đầu cần có nhưng không đáng kể. Điều đáng chú trọng là làm thế nào suốt ngày từ sớm mai đến tối, từ tối đến sớm mai luôn luôn có được niềm vui, được hạnh phúc và ung dung tự tại trong cõi đời đang sống. Chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về mặt tinh thần mới là vĩnh viễn”

Trích "Ăn gạo lứt muối mè" của Ngô Thành Nhân.

Kết nối với chúng tôi