Âm - Dương Giản Lược

Những đặc tính của tất cả mọi vật trong vũ trụ đều có những tỷ lệ và phối hợp của Âm và Dương. Nói cách khác, mọi sự vật và hiện tượng đều bị ảnh hưởng bởi hai lực cơ bản: hướng tâm Dương và ly tâm Âm. Theo Vô song Nguyên lý, bất cứ vật nào cũng có thể được xếp hoặc Âm hoặc Dương, rồi sau đó phối hợp theo những tỷ lệ tương ứng của những thành phần cấu tạo Âm và Dương.

Âm là lực ly tâm, lực bành trướng, giãn nở và cũng là sự làm loãng, làm nhạt đi và sự sụt giảm. Dương là lực hướng tâm, co rút, thắt chặt, áp lực và sự cố kết. Dương hay lực hướng tâm tạo ra hơi nóng, ánh sáng, phóng xạ ấm hơn (tai đỏ và tia hồng ngoại), hoạt động, khô khan, nặng, các động tác hướng xuống, cừng, cố kết và các hình dạng nằng ngang, cô đọng và chắc nịch. Ngược lại, Âm, lực ly tâm tạo nên lạnh, tối, phóng xạ lạnh hơn (tia tím và tia cực tím), thụ động, ẩm, nhẹ, hướng lên, mềm, loãng và hình dạng thẳng đứng, mảnh mai. Thường cái gì Dương thì lực hướng tâm của nó mạnh hơn lực ly tâm. Ngược lại, cái gì gọi là Âm thì lực ly tâm mạnh hơn lực hướng tâm

Trong quan điểm vật lý, cái nào chứa nhiều nước (các điều kiện còn lại như nhau) là Âm, ngược lại là Dương. Trong hóa học, hợp chất nào chứa nhiều hydro, carbon, lithium, arsenic, sodium và magie đều Dương hơn hợp chất chứa ít nguyên tố này và giàu nguyên tố khác như potassium, sulphur, phospho, oxy, nitro..

Tóm lại, Âm và Dương luôn luôn tương đối. Không có một thú nào tuyệt đối Âm hay tuyệt đối Dương trong thế giới này. A có thể âm hơn đối với B nhưng dương hơn đối với C.

BẢY NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ THEO OHSAWA

1. Luật nghịch đảo: Có khởi đầu thì cũng có kết thúc.

2. Luật về mặt và lưng: Có bề mặt thì cũng có bề trái.

3. Luật không đồng nhất: Không có cái gì giống nhau hết.

4. Luật quân bình: Bề mặt càng lớn thì bề trái càng lớn.

5. Luật thay đổi: Mọi tương phản đều bổ túc cho nhau.

6. Âm và Dương là những sự phân hạng của mọi phân cực. Chúng tương phản nhau nhưng bổ túc cho nhau.

7. Âm và Dương là hai cánh tay của Thái Cực.

Bảy nguyên lý này được bổ túc bằng 12 định lý sau đây để giải nghĩa sự vận chuyển của vũ trụ tương đối.

MƯỜI HAI ĐỊNH LÝ CỦA NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG

1. Âm và Dương là 2 cực được khởi động khi sự bành trướng vô cùng đạt đến mức phân đôi.

2. Âm và Dương sinh ra liên tục trong chuyển động không ngừng của Nguyên Động Lực Bành Trướng.

3. Âm thì ly tâm, Dương thì hướng tâm. Âm và Dương phát sinh năng lượng ( khí )

4. Âm hấp dẫn Dương, Dương thu hút Âm.

5. Âm và Dương hòa hợp nhau theo tỷ lệ bất định để tạo ra mọi hiện tượng.

6. Mọi hiện tương đều tạm thời, đó là những cấu tạo hết sức phức tạp và luôn luôn biến dịch các phân cực Âm Dương. Vạn vật đều không ngừng nghỉ.

7. Không có gì hoàn toàn Âm hoặc hoàn toàn Dương. Mỗi hiện tượng từ nhỏ đến lớn đều bao gồm cả Âm lẫn Dương. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.

8. Không có gì trung tính. Giữa Âm và Dương phải có một bên trội hơn.

9. Sức thu hút tỷ lệ với độ chênh lệch hai phân cực Âm và Dương. Càng khác hoặc càng xa thì càng hút nhau.

10. Âm đẩy Âm, Dương đẩy Dương. Sức đẩy tỷ lệ nghịch hiệu số hai năng lực Âm và Dương. Càng giống hoặc càng gần thì càng đẩy nhau.

11. Với thời gian và không gian, Âm sinh ra Dương và Dương sinh ra Âm.

12. Mọi vật thể đều Dương ở trong và Âm ở ngoài.

“Chúng ta là con của thiên nhiên, sống trong lẽ công bằng của Trời Đất. Chúng ta phải tin rằng chỉ những ai ăn ở đúng theo Trật Tự của Vũ Trụ (thuận thiên, đúng đạo) mới được khỏe mạnh hạnh phúc, còn sống bất chấp hoặc ngược lại Trật Tự này (nghịch thiên, trái đạo) tất phải gánh chịu bệnh hoạn khổ đau.”

G. OHSAWA

(Diineshvara tổng hợp)

Kết nối với chúng tôi