Nên ăn như thế nào - Các tập quán ăn tốt

1. Đừng ăn quá nhiều.

Các bác sĩ luôn nhắc nhở chúng ta đừng ăn quá nhiều, vì ăn nhiều sẽ bắt toàn bộ hệ thống tiêu hóa phải làm việc nhiều và làm ngăn trở việc tiêu hóa thức ăn đúng mức; khi đó thức ăn được tiêu hóa nửa vời, tạo ra một khối thối rữa độc hại trong cơ thể và làm nhiễm độc dòng máu của chúng ta và cuối cùng làm suy yếu toàn bộ cơ thể. Theo khoa học Yoga, dù một loại thức ăn nào đó có lành hoặc tinh khiết đến đâu chăng cữa, khi tiêu thụ một lượng dư thừa, nó lập tức trở thành một loại thức ăn “tĩnh”, làm cơ thể và tâm trí trì trệ. Vì vậy, các đạo sĩ Yoga luôn khuyên chỉ nên ăn đầy ½ dạ dày, còn ¼ là chứa nước và ¼ là chứa khí.
Bạn hãy ngừng ăn trong khi bạn còn đói, và bạn sẽ cảm thấy “no” ngay khi các loại đường và các chất dinh dưỡng khác có đủ thời gian để ngấm vào dòng máu và tác động tới não.

2. Ăn trong trong trạng thanh thản và vui vẻ.

Thực ra, bạn ăn như thế nào cũng quan trọng như bạn ăn thức ăn gì. Nếu bạn ăn vội hay trong trạng thái tinh thần mệt mỏi, bối rối hay đau khổ, thức ăn bạn ăn vào sẽ không được tiêu hóa thích đáng và toàn bộ dinh dưỡng của nó sẽ bị mất đi. Khi tâm trí bị rối bời, toàn bộ cơ thể cũng trở nên rối loạn. Những bức ảnh chụp dạ dày của những cá nhân trong tình trạng giận dữ cho thấy dạ dày bị trương lên, cứng và đỏ, mất đi tính mềm dẻo và sự nhu động tự nhiên. Rõ sàng là sự tiêu hóa không thể thực hiện được trong một tình trạng tinh thần và cơ thể như vậy. Khi chúng ta ăn trong một tâm trạng rối bời, không những chỉ thức ăn không được tiêu hóa không được tiêu hóa một cách thỏa đáng mà thôi, số thức ăn không được tiêu hóa này còn tạo ra các loại acid và độc tố có hại cho cơ thể chúng ta, thà không ăn còn tốt hơn.

Vì lý do này, bạn phải cố ăn trong một trạng thái tinh thần thanh thản và trong một môi trường yên tĩnh và vui vẻ càng tốt; nên tránh những tiệm ăn ồn ào, khó chịu. Nên nghi ngờ trong yên lặng một lát trước khi ăn để được tĩnh tâm và nên nhớ rằng tinh chất thức ăn là ý thức thuần khiết. Rồi bạn hãy ngồi ăn trong một bầu không khí vui vẻ cùng người khác và nhớ rằng: tiếng cười giúp cho tiêu hóa tốt.

3. Không ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau.

Ép buộc hệ thống tiêu hóa phải tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây căng thẳng và làm nó suy yếu đi. Vì lý do này, các bạn chỉ nên dùng không quá bốn loại thức ăn trong một bữa ăn. Cố giữ cho bữa ăn của bạn càng đơn giản càng tốt và tránh ăn thức ăn có quá nhiều gia vị.

4. Nhai kỹ thức ăn của bạn.

Đặc biệt những loại tinh bột như gạo, bánh mì, mì sợi… sự tiêu hóa thực ra bắt đầu ngay từ trong miệng, ở đó nước bọt, phải trộn kỹ với thức ăn để chuẩn bị cho dạ dày. Bạn hãy nhai kỹ, đừng có vội nuốt thức ăn kẻo nó vào dạ dày mà không được tiêu hóa và thoát ra các loại độc tố làm yếu đi toàn bộ hệ thống tiêu hóa (nước bọt mang tính kiềm cao và vì vậy, nếu nó được trộn kỹ với thức ăn, nó có thể giúp làm mất tác dụng xấu của thức ăn mang tính acid).

5. Tránh ăn vặt giữa các bữa ăn.

Thức ăn mất bốn tiếng đồng hồ mới ra khỏi dạ dày của bạn và mới tập trung lại được các dịch tiêu hóa sẵn sàng để tiêu hóa bữa ăn kế tiếp. Nếu bạn ăn nhiều lần một ngày, những dịch tiêu hoá này không có cơ hội tập trung đủ sức mạnh và khi ấy những loại dịch yếu này không thể tiêu hóa thức ăn một cách thỏa đáng. Vì vậy, tốt nhất chỉ ăn khi bạn thất sự đói (không bao giờ ăn khi dạ dày đã no nê ) và không quá bốn lần một ngày.

6. Đừng ăn quá muộn về đêm, quá sát giờ đi ngủ.

Tốt nhất là nên ăn vào khoảng từ một đến một tiếng rưỡi đồng hồ trước khi ngủ, nếu không nhiệt của sự tiêu hóa sẽ tạo ra các loại khí tác động tới não và gây ra những giấc mơ làm cho giấc ngủ mất yên tĩnh. Đi dạo ngoài trời trước khi ngủ giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt và giúp tâm trí bạn được thư thái. Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, nên uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ.

7. Đừng ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Những thức ăn quá nóng sẽ làm cơ thể có quá nhiều nhiệt và ảnh hưởng đến sự hoạt động của các men tiêu hóa, nhiều loại men chỉ có thể hoạt động trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Những thức ăn này còn có thể làm hỏng các màng nhày lót trong lòng ống tiêu hóa nữa.

Bạn hãy để thức ăn nguội đi một chút trước khi ăn. Những thức ăn và thức uống quá lạnh, một mặt làm thắt đường ruột lại, làm cho tiêu hóa khó khăn hơn, mặt khác còn làm hại đến cuống họng nữa. Thức ăn lạnh có thể làm co hẹp các ống hô hấp vốn rất tinh tế đi từ mũi tới phổi và làm cho chúngnhạy cảm hơn: Uống các thức uống lạnh đôi khi bị choáng có thể gây ra cơn hen suyễn hoặc dị ứng khác.

8. Hãy hít thở nhiều không khí trong lành và vận động nhiều.

Cơ thể cần vận động để kích thích và làm mạnh các cơ quan tiêu hóa và làm cho tiêu hóa dễ dảng hơn và những ngọn lửa tiêu hóa cần nhiều “nhiên liệu” oxy. Nếu cơ thể của bạn trì trệ và lười biếng, tiêu hóa và sức khỏe toàn diện của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Một trong những cách chữa trị táo bón tốt nhất là vận động nhiều hàng ngày: ít nhất là đi dạo ở ngoài trời mỗi ngày một lần.

9. Ăn những thức ăn được nấu bởi những người có tâm hồn.

Không những chỉ trạng thái thinh thần của bạn và môi trường ảnh hưởng đến thức ăn và tiêu hóa cảa bạn, mà cách thức nấu cũng vậy. Những ai đụng vào thức ăn của bạn cũng để lại một dấu ấm vô hình của sự rung động của họ trên thức ăn, và bạn càng nhạy cảm bao nhiêu thì nó càng tác động đến bạn bấy nhiêu. Bạn hãy ăn những thức ăn do những người thanh khiết và giàu tình thương yêu nấu; còn khi bạn làm thức ăn cho người khác, bạn hãy giữ tâm trí mình được vui vẻ, trong sáng và ca lên những bài hát cao nhã trong khi bạn nấu nướng.

(Nguồn: Thức ăn và sức khỏe – Dada Avadhutika Anandamitra)

Kết nối với chúng tôi